Bệnh viên Âu Cơ

Có nên lo lắng nếu bị đau bụng khi mang thai tuần thứ 4?

Đăng ngày: 28-11-2018 09:48 am

Đau bụng khi mang thai tuần thứ 4 là một hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, bạn không nên quá chủ quan để tránh các nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.
Giai đoạn đầu thai kỳ là thời điểm cực kỳ quan trọng đối với những phụ nữ có tiền sử sẩy thai hoặc có các biến chứng khi mang thai lần trước đó. Hãy nhớ rằng mỗi lần mang thai là mỗi lần khác biệt. Do đó, bạn nên chú ý đến thói quen và lối sống của mình để đảm bảo rằng thai nhi đang phát triển khỏe mạnh.
1. Đau bụng trong giai đoạn đầu của thai kỳ tiết lộ điều gì?
Mức độ đau bụng trong giai đoạn này cũng giống như khi bạn đau bụng kinh. Điều này là do xương chậu và tử cung co bóp. Bạn có thể cảm thấy đau ở bên này nhiều hơn bên còn lại. Đôi khi, mẹ bầu cũng sẽ thấy đau khi đứng quá lâu, khi cười, hắt hơi hoặc ho do áp lực đè lên vùng bụng đang ngày càng tăng lên.
Mỗi phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy đau theo những cách khác nhau. Đó có thể là do cơn đau bất ngờ ở các cơ. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc có những cảm xúc khác. Đối với các chuyên gia y tế, những cơn đau trong giai đoạn đầu của thai kỳ là dấu hiệu cho thấy tử cung đang bị áp lực lớn.
Tuy nhiên, những sự thay đổi này là cần thiết cho những tháng tới trong thời gian mang thai. Đau bụng là một triệu chứng không thể tránh khỏi trong quá trình này. Dù việc chịu đựng cơn đau không dễ nhưng nếu biết nguyên nhân thì bạn sẽ dễ vượt qua hơn.
2. Các dấu hiệu nên lo lắng
Đối với nhiều người, đau bụng là một điều bình thường nhưng với một số người, đây lại là dấu hiệu đáng lo ngại. Đau bụng có thể là dấu hiệu ban đầu của sẩy thai. Ngoài ra, đau bụng còn cho thấy trứng thụ tinh không làm tổ ở tử cung mà ở một nơi nào đó trong xương chậu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
Có khoảng 25% phụ nữ bị đau bụng trong vài tuần đầu của thai kỳ và khoảng 10% có xu hướng sẩy thai. Sẩy thai trong tuần thứ 4 của thai kỳ xảy ra ngẫu nhiên và có thể không gây ra biến chứng nào. Tuy nhiên, ở lần mang thai tiếp theo, bạn có thể mang thai và sinh con bình thường.
Ngoài ra, đau bụng khi mang thai còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nữa. Bạn có thể tìm hiểu qua bài viết Bà bầu bị đau bụng có nguy hiểm không?
3. Khi nào những cơn đau sẽ biến mất?
Tình trạng này sẽ được cải thiện khi tử cung và xương mở đủ rộng trong vùng chậu. Điều này có thể khiến các cơ và dây chằng chịu thêm áp lực, nên gây mệt mỏi.
4. Khi nào nên đi bác sĩ kiểm tra?
• Bạn lo lắng hoặc có bất cứ nghi ngờ nào khác
• Có xuất hiện đốm máu hoặc chảy máu âm đạo
• Bạn thường xuyên cảm thấy không khỏe
• Các triệu chứng mang thai trở nên bất thường.
5. Biện pháp giúp vượt qua đau bụng khi mang thai tuần thứ 4
• Có chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Ăn nhiều rau, trái cây có thể làm giảm các cơn đau.
• Bổ sung khoáng chất đúng liều lượng. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bổ sung nào.
• Vận động thường xuyên. Tập các bài tập yoga nhẹ nhàng để ngăn ngừa các cơn đau trở nên trầm trọng.
• Xoa bóp nhẹ nhàng, tắm nước nóng và hạn chế mặc quần áo bó sát.
• Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, tránh các thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Mang thai là thời gian bà bầu thường bị táo bón. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn cơm, bánh mì trắng và mì ống.
• Khi ngồi, dùng một chiếc ghế thấp để kê chân.
• Không đứng quá lâu và cố gắng ngủ càng nhiều càng tốt.
• Ăn chuối hoặc nho khô để bổ sung kali, canxi và nước trong giai đoạn này.
Bạn có thể kết hợp các phương pháp trên để hạn chế các cơn đau. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên trầm trọng hơn, bạn nên nằm xuống và nghỉ ngơi. Nếu bạn cảm thấy các triệu chứng tăng lên, hãy đi khám bác sĩ vì một số dấu hiệu có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đau bụng khi mang thai tuần thứ 4 có thể gây ra nhiều vấn đề nếu không được xử lý đúng cách. Nhận thức được nguyên nhân của các cơn đau vùng bụng sẽ giúp bạn biết rõ khi nào nên đến bác sĩ.